Gợi ý một số giải pháp hỗ trợ cha mẹ trẻ mầm non giúp trẻ trong thời gian nghỉ học tại gia đình để phòng chống covid-19

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 và văn bản hướng dẫn số 1065/BGDĐT-GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v đảm bảo an toànphòng chống, bạo hành trẻ em trong các cơ sở GDMN

Sở Giáo dục và Đào tạo gợi ý một số giải pháp hỗ trợ cha mẹ trẻ chăm sóc và vui chơi với trẻ trong thời gian nghỉ phọc phòng chống dịch COVID – 19 tại gia đình.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ em và người trực tiếp chăm sóc trẻ em (gọi tắt là phụ huynh) thực hiện chăm sóc sức khỏe và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà.

I/ Chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non.

1/ Hạn chế tiếp xúc

Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà.

2/ Giữ vệ sinh sạch sẽ

Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Corona (COVID-19), chăm sóc trẻ em tốt hơn, ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.

Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ lớn hơn, ba mẹ cần làm gương và tiếp tục duy trì và xây dựng cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy đúng các bước (trẻ đã được luyện tập và thực hiện ở trường học) vào các thời điểm: Sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn, sau khi đi tiểu tiện, sau khi chơi…. Rèn cho trẻ hạn chế các thói quen xấu như: Cắn móng tay, cho tay vào miệng, mũi, mắt khi chơi. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng hằng ngày. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ và đặc biệt là đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.

3/ Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh

Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh:

- Cho trẻ uống đủ nước

          - Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá, ... để tăng sức đề kháng cho trẻ.

          - Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.

          - Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.

          - Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,...

II/ Tổ chức các hoạt động và vui chơi cùng trẻ.

 Hướng dẫn phụ huynh theo dõi các kênh truyền hình VTV1 vào thời gian 20h05 VTV7 vào các thời gian 9h00 và 20h00 hàng ngày để được hướng dẫn v chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý và tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, học tập; Tuy nhiên, xem ti vi cũng là một trong nhiều giải pháp, song trẻ không thể xem ti vi suốt ngày. kênh truyền hình VTV7 giới thiệu các chương trình đó là: “1 2 3 Ta cùng đếm” dành cho bé học mẫu giáo; “Sáng tạo 102” dạy các môn thủ công như vẽ tranh, tái chế, khéo tay; “Follow us” dạy tiếng Anh theo chương trình của Anh, Mỹ giúp người xem chỉnh sửa cách phát âm, ghép câu chuẩn xác; “Ngày xưa cổ tích” – chương trình hoạt hình lấy cảm hứng từ truyện cổ dân gian Việt Nam, được thể hiện dưới hình thức cắt dán giấy, rối bóng; “Heo đất” hướng dẫn trẻ nhỏ quản lý tài chính; “Cuốn sách của em” giới thiệu những cuốn sách đáng đọc dành cho trẻ; “Mẹ ơi tại sao – Cẩm nang làm mẹ siêu nhân” là chương trình truyền hình thực tế dành cho các bà mẹ, giúp phụ huynh vui chơi, sáng tạo cùng bé…

 Ngoài ra hướng dẫn cho các phụ huynh xây dựng thời gian biểu cho trẻ theo thời gian mà trẻ đã thực hiện tại trường; dành thời gian đọc chuyện, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu tái chế, cắt, xếp, làm thủ công, tập vẽ, nặn, tô đồ tranh, chữ cái…

Chỉ đạo các trường mầm non hình thành các nhóm qua zalo, viber…giữa giáo viên và các phụ huynh để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em ở nhà; phân công giáo viên phụ trách nhóm, lớp nắm bắt cụ thể về tình hình sức khỏe của trẻ em trong thời gian trẻ em chuẩn bị tới trường, lớp; hướng dẫn phụ huynh thực hiện việc khai báo sức khỏe tự nguyện để khai báo đầy đủ tình hình sức khỏe của con em; chuẩn bị tốt các điều kiện theo yêu cầu tại Công văn số 696/BGDĐT-GDTC ngày 04 tháng 3 năm 2020 trước khi nhận trẻ em trở lại trường.


Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 31
  • Hôm nay: 1644
  • Trong tuần: 19633
  • Tất cả: 7907045