Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 243
  • Trong tuần: 2327
  • Tất cả: 334073
Kế hoạch (V/v tăng cường huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học)

SỞGĐĐT NINH THUẬN      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT BÁC ÁI                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:……/KH-THPTBA                                 Bác Ái,ngày ….. tháng 02 năm 2017

KẾ HOẠCH

(V/v tăng cường huy động học sinh đếntrường

và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học)

Thực hiện Kế hoạch số 124/KH-SGDĐT ngày 23/01/2017 củaSở GDĐT Ninh Thuận về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 27/CT-UBND ngày30/11/2016 của UBND tỉnh về việc huy động học sinh đến trường và hạn chế tìnhtrạng học sinh bỏ học trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tình Ninh Thuận.Trường THPT Bác Ái xây dựng kế hoạch thực hiện tại đơn vị như sau:

1. Đặc điểmtình hình nhà trường:

Trường THPT Bác Ái được thành lập và đi vào hoạt độngbắt đầu từ năm học 2008-2009. Đây là trường THPT đầu tiên của huyện miền núiBác Ái – 01 trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước. Trường có nhiệm vụ đào tạonguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao dân trí, giáo dục cho con em dân tộcthiểu số và tham gia các nhiệm vụ chính trị khác tại địa phương. Hầu hết họcsinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số (90%), có nhà xa trường, đến từ 09 xãtrong huyện, có hoàn cành gia đình rất khó khăn, học lực yếu kém chiếm hơn 80%từ khi mới vào trường. Tổng số học sinh năm học 2016-2017 là 341 học sinh.

Về đội ngũ, năm học 2016-2017 trường có tổng cộng 32CBCCVC (trong đó lãnh đạo: 03; GV: 22; NV: 07). Trường có 03 tổ chuyên môn, 01tổ văn phòng, có tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn cơ sở và Chi bộ cơ sở với11 đảng viên làm nòng cốt. 100% đội ngũ CBGV-CNV nhà trường đều đạt chuẩn vàtrên chuẩn về trình độ chuyên môn, có 05 giáo viên đã có bằng thạc sỹ.

2. Thựctrạng học sinh hiện nay và nguyên nhân học sinh bỏ học:

Tổng số học sinh đầu năm: 341.

Tổng số học sinh cuối học kỳ I: 322.

Học sinh bỏ học: 19 hs, tỉ lệ 5,6 %.

Thực tế hằng năm tỉ lệ học sinh bỏ học của đơn vị luônở mức cao so với toàn tỉnh, cụ thể trong các năm như sau:

-        Năm học2008-2009: 14,5 %.

-        Năm học2009-2010: 13,4 %.

-        Năm học2010-2011: 13,7 %.

-        Năm học2011-2012: 12,5 %.

-        Năm học2012-2013: 11,8 %.

-        Năm học2013-2014: 8,8 %.

-        Năm học2014-2015: 9,5 %.

-        Năm học2015-2016: 11,7 %.

-        Học kỳ I, năm học2016-2017: 5,6 %.

Căn cứ số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ họchằng năm vẫn ở mức cao, tỉ lệ bỏ học có giảm ở một số năm học tuy nhiên chưabền vững và chưa giảm rõ rệt tính từ khi thành lập trường.

Nguyên nhânbỏ học chủ yếu được xác định là nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể nhưsau:

- Học lực của đa số học sinh là yếu, kém chiếm hơn 80%từ khi mới vào trường, dẫn đến tình trạng chán nản và lười học, không theo kịpchương trình, sức khỏe không đảm bảo tham gia học tập, không thích nghi với môitrường học tập bậc THPT.

- Học sinh hầu hết ở xa, không có phương tiện đi lại,không có chỗ ở ổn định khi tham gia học tập, gia đình học sinh quá khó khănphải nghỉ học để phụ giúp gia đình, điều kiện học tập không thuận lợi, nhậnthức của đa số học sinh còn hạn chế, còn mang tư tưởng ỷ lại.

- Hầu hết học sinh chưa có sự quan tâm từ phía cha mẹ,còn phó mặc cho nhà trường; trình độ nhận thức và trình độ dân trí của đồng bàorất thấp chưa thấy tầm quan trọng của việc học, còn mang tư tưởng ỷ lại và lạchậu; chính quyền địa phương chưa quan tâm đến công tác này.

- Kiến thức bậc THPT dường như quá nặng đối với họcsinh đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh chưa thích ứng với việc đổi mới PPDHvà KTĐG, chưa tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.

- Một số giáo viên chưa sử dựng PPDH phù hợp với từngđối tượng học sinh, chưa kiên nhẫn và tận tâm, gây áp lực học tập cho học sinh,chưa chi trả chế độ hỗ trợ kịp thời cho học sinh.

- Do nhiều học sinh không có việc làm hoặc không thểtiếp tục học tập (chiếm 90%) sau khi tốt nghiệp tại nhà trường tác động đến tâmlý học sinh đang học không muốn tiếp tục đi học.

- Ảnh hưởng của việc tảo hôn và do tác động của một sốtiêu cực khác bên ngoài xã hội như game online, mạng xã hội, ảnh hưởng tiêu cựcvề lối sống của một số thanh niên hư, ảnh hưởng của việc đi làm xa…

3. Các biệnpháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học:

Các biện pháp thực hiện

Người thực hiện

Thời gian thực hiện

Ghi chú

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống học sinh bỏ học, phân công nhiệm vụ cụ thể.

- Quán triệt việc thực hiện công tác này cho toàn thể đội ngũ và tầm quan trọng của nó.

- Phối hợp với BĐD CMHS, chính quyền địa phương ở các xã.

- Họp CMHS tuyên truyền nâng cao nhận thức của việc học tập, phổ biến chủ trương của nhà nước, chế độ, chính sách của hs.

- Tăng cường giáo dục tư tưởng, nhận thức, lợi ích của việc học cho học sinh, hướng dẫn hs sinh hoạt và học tập khoa học.

- Tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT.

- Tiến hành phụ đạo, học nhóm, kèm cặp hs ngay từ đầu năm học đối với cả 03 khối.

- GV cô đọng kiến thức khi lên lớp, không dạy lan man, thiếu trọng tâm, kiên nhẫn, tận tâm, quan tâm từng đối tượng hs.

- Đổi mới PPDH và KTĐG phải phù hợp với thực tế và hs, tránh áp đặt, gây áp lực làm cho hs cảm thấy khó khăn khi tham gia học tập, kêu gọi hỗ trợ nhau trong học tập.

- Động viên học sinh tham gia học tập tích cực; phải nhẹ nhàng, gần gũi với học sinh, không nên trách mắng và chê trách hs.

- Tìm hiểu hoàn cảnh của mỗi hs, tổng hợp danh sách hs có khả năng bỏ học nhằm có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Giáo dục về giới tính, giáo dục sức khỏe SSVTN, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề khác nhau, giáo dục hướng nghiệp, tư vấn tâm lý, giáo dục tác động tiêu cực của mạng xh và game online.

- Áp dụng hình thức kỷ luật tích cực làm cho hs vi phạm nhận thấy cái sai để sửa chữa, tiến bộ tiếp tục học tập và duy trì được nề nếp kỷ luật của nhà trường.

- Tham mưu xây dựng nhà ở cho học sinh, xây dựng CSVC, giải quyết kịp thời chế độ cho học sinh, vận động hỗ trợ học sinh nghèo và học sinh dân tộc thiểu số;

- Tham mưu giải quyết việc làm và tạo điều kiện tiếp tục học tập cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

- Hạn chế những khoản thu không cần thiết.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của tất cả các cá nhân trong đơn vị.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GVBM, GVCN, cán bộ Đoàn.

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện trách nhiệm; thực hiện đánh giá thi đua, khen thưởng, phê bình kịp thời.

- Đề xuất đánh giá, xếp loại đúng thực chất ở bậc THCS, tiến hành phân luồng hs sau khi tốt nghiệp THCS.

- Nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, nêu gương người tốt việc tốt.

- Ổn định ANTT và quản lý tại khu nội trú.

HT

HT, PHT,

TTCM

HT, GVCN

HT, GVCN

GVCN,GVBM

ĐT, GVCN

HT, PHT, GVBM

GVBM

GVBM,GVCN

GVBM

HT, GVCN

HT, PHT, ĐT,

GVCN

HT, PHT, GVCN, GT

HT, KT

HT

HT, GVCN

CBCCVC

SGD, HT

HT

HT

Đoàn trường

BQL KNT

Đầu năm học

Đầu năm học

Cả năm học

Đầu năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cuối năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

Cả năm học

4. Tổ chứcthực hiện:

- Lãnh đạo đơn vị, các tổ trưởng, GVBM, GVCN và cácđoàn thể trong đơn vị căn cứ kế hoạch này triển khai thực hiện nghiêm túc và cóhiệu quả.

- Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng,trưởng các đoàn thể căn cứ kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá, đôn đốc thựchiện các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Định kỳ báo cáo choHiệu trưởng kết quả thực hiện theo quy định.

- Kế hoạch này có hiệu lực thực hiện từ học kỳ II, nămhọc 2016-2017 và được điều chỉnh hằng năm cho phù hợp./.

*Nơinhận:                                                            HIỆU TRƯỞNG

- Sở GĐĐT (thaybc)

- PHT, TT, ĐT,CĐ;

- Lưu VT.

                                                                           TrầnViệt Quốc

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image