Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 332
  • Trong tuần: 3510
  • Tất cả: 335961
Thầy và trò lớp 12A1 trường THPT Nguyễn Du Ninh Thuận làm phim để cảm thụ văn tốt hơn
Đây là thành quả của ekip làm phim là một nhóm học sinh lớp 12A1 (năm học 2015 - 2016), trường THPT Nguyễn Du, tỉnh Ninh Thuận.

Đây là thành quả của ekip làm phim là một nhóm học sinh lớp 12A1 (năm học 2015 - 2016), trường THPT Nguyễn Du, tỉnh Ninh Thuận.

Poster phim.

Poster phim.

Xem phim, không ít người tỏ ra bất ngờ trước khả năng dàn dựng bối cảnh và diễn xuất của nhóm bạn trẻ. Đầu phim, không khí nạn đói năm 1945 được tái hiện bằng các thước phim tư liệu. Màu phim đen - trắng được nhóm tác giả vận dụng như một cách tạo nên không gian cổ xưa cho câu chuyện. Cách các diễn viên thể hiện lời thoại và cảm xúc sát sao như kịch bản gốc với những màn đối đáp giữa nhân vật anh Tràng và cô vợ nhặt cũng khiến người xem thấy thú vị. 

"Phim xem rất mộc mạc, chân thật. Dù trang phục chưa thực sự đúng chất nghèo như trong truyện nhưng lớp 12 mà đã làm được thế là khá xuất sắc rồi", bạn Huyền Nguyễn nhận xét.

Thầy Thái Xuân Thiện, chỉ đạo sản xuất của bộ phim cho biết phim thuộc dự án học tập “Học - Trải nghiệm - Sáng tạo”. Đây là dự án học tập thứ 3 trong năm học này mà thầy Thái và học trò đã cùng thực hiện. Bày tỏ về những khó khăn gặp phải của ekip khi thực hiện đoạn phim, thầy cho biết, khó khăn đầu tiên là vấn đề kinh nghiệm. Đây là bộ phim đầu tay nên với nhóm tác giả, mọi thứ đều mới mẻ, cả thầy và trò đều cố gắng mày mò, học trên Internet mọi khâu làm phim từ tổ chức quay đến dựng...

Thầy Thiện và trò cũng tự bỏ tiền túi để làm phim nên nguồn kinh phí cũng hạn hẹp, do đó bộ phim được thực hiện trên "tinh thần tiết kiệm". Ekip làm phim đều là những "tay ngang” nên gặp nhiều khó khăn trong biên kịch, diễn xuất, đặc biệt là khâu xử lý hậu kỳ như ghép các đoạn phim, dựng phim, lồng tiếng, kỹ xảo…Phương tiện quay phim chỉ là máy chụp hình kỹ thuật số và điện thoại di động.

Một cảnh hậu trường trong phim.

Một cảnh hậu trường trong phim.

Thầy Thiện chia sẻ thêm, các tác phẩm văn học ở nhà trường rất phong phú, nhiều tác phẩm hay, nhưng rất ít tác phẩm được chuyển thể điện ảnh. Theo thầy, vệc chuyển thể là cần thiết và nên làm vì giữa điện ảnh và văn học có mối quan hệ gần gũi. "Trăm nghe không bằng một thấy, thấy và được trải nghiệm lại càng tốt hơn. Đây là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức tốt hơn", thầy nhận định.

Thời gian tới, thầy Thiện cùng học trò sẽ tiếp tục thực hiện các dự án như làm phim Chí Phèo, tìm hiểu văn học, văn hóa dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận...

Theo: Mai Mai http://ione.vnexpress.net/
Lên d?u trang